Xử lý nước công nghiệp với nước giếng khoan nhiễm sắt
Nhu cầu sử dụng nước giếng khoan vào mục đích sinh hoạt và sản xuất ngày càng lớn. Tuy nhiên, vấn đề xử lý nước công nghiệp với nguồn nước giếng khoan lại là một thách thức khác. Nó đang gây ra những trở ngại không nhỏ trong quá trình sử dụng. Với bài viết này sẽ mang đến cho các bạn những phương pháp hiệu quả nhất trong việc xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt.
Đánh giá thực trạng nước giếng khoan hiện nay
Hầu hết dân cư tại nông thôn vẫn sử dụng nước giếng khoan (nước ngầm) làm nguồn nước chính. Nước giếng khoan tại những nơi GreenHouses thi công thường có đặc điểm chung là nhiễm sắt. Bên cạnh đó cũng nhiều nơi nhiễm các kim loại nặng khác như asen, magie, canxi…
Nước ngầm tự nhiên luôn chứa một lượng sắt nhất định. Hàm lượng sắt phụ thuộc vào điều kiện môi trường và nguồn gốc của nước sở tại. Các ion Sắt hòa tan trong nước làm cho nước có màu vàng và mùi tanh khó chịu. Sau đó, khi nước giếng được bơm lên. Nó tiếp xúc với không khí thì các ion Sắt hòa tan Fe2+ sẽ chuyển hóa thành ion Sắt Fe3+ dạng keo và có màu nâu đỏ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sử dụng.
Điều đáng lo ngại là tình trạng này đang ngày càng phổ biến. Do vậy việc xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt đang là vấn đề rất bức thiết. Trong một nghiên văn gần đây của GreenHouses thì lượng sắt trong nước giếng khoan tại các khu vực Hà Đông, Thanh Trì cao hơn mức cho phép từ 2 – 13 lần. Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 30% mẫu nước giếng khoan có hàm lượng Sắt và các chất độc hại cao hơn mức cho phép (theo khảo sát của Trung Tâm y Tế Dự phòng tpHCM).
Đây là thực trạng rất đáng báo động vì ion Sắt có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dùng cũng như chất lượng sản phẩm khi sản xuất kinh tế.
Các phương pháp xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt hiểu quả nhất
Phương pháp lắng
Nguyên lý hoạt động: Đây là cách xử lý nước giếng nhiễm phèn sắt quy mô công nghiệp đã xuất hiện cách đây khá lâu. Phương pháp này có giàn phun tia để tạo điều kiện cho nước tiếp xúc với không khí và Fe2+ chuyển thành Fe3+ dạng keo. Sau đó, các kết tủa dạng keo sẽ được giữ lại khi nước được dẫn vào bể lắng và bể lọc có chứa các chất hấp phu như than hoạt tính, cát thạch anh.
Cấu tạo chung:
- Máy bơm
- Giàn phun ( hoặc tháp oxy hóa)
- Bể lắng
- Bể lọc cát vàng, cát đen, than hoạt tính
- Bể chứa
Đánh giá tổng quan: Phương pháp lắng có ưu điểm là dễ thực hiện, chi phí thấp và có thể dùng lâu dài. Tuy nhiên, hệ thống này có kích thước lớn và khó vệ sinh nên không thích hợp cho khu vực thành thị “đất chật người đông”
Phương pháp lọc tổng
Nguyên lý hoạt động: Trong cách xử lý nước giếng nhiễm sắt này, nước sẽ được bơm trực tiếp vào một bồn lọc tích hợp nhiều lớp gồm cát, thạch anh, than hoạt tính. Tại đây, các ion sắt sẽ được loại bỏ hoàn toàn nhờ các lớp lọc và cơ chế hấp phụ.
Cấu tạo chung:
- Máy bơm lọc
- Thiết bị bình phản ứng ( téc nước chung gian).
- Thiết bị trộn khí bã hoà.
- Thiết bị lọc xử lý kim loại nặng, làm mềm nước.
- Hệ thống van đa chiều, sục xả cặn bẩn tự động.
- Thiết bị điện van phao tự động đóng ngắt hệ thống,
- Bể nước sử dụng
Đánh giá tổng quan: Đây là phương pháp xử lý nước nhiễm phèn sắt phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay bởi nhưng ưu điểm tuyệt vời của nó như nhỏ gọn, xử lý các ion sắt hiệu quả triệt để và có tính thẩm mỹ cao.