Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt quy mô công nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt quy mô công nghiệp

Không riêng gì các vùng quê, mà ngay cả tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt ngày càng nhức nhối. Nhà nước đã đầu tư nhiều tiền của để xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt quy mô công nghiệp. Tuy nhiên chưa thể đáp ứng được nhu cầu xử lý nước cực kỳ lớn của nhân dân.

Hiện nay, hệ thống nước thải sinh hoạt đang là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Việc thu gom nước thải cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân do tốc độ đô thị hóa của chúng ta rất nhanh. Trong khi cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp. Nếu được xử lý nước thải tại nguồn sẽ giải quyết được triệt để vấn đề nêu trên.

Việc thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt là yêu cầu cấp bách. Nó không thể thiếu trong việc giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường. Nước thải sinh hoạt ở dạng ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cần được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường. Điều này được thực hiện thông qua hệ thống cống thoát nước và xử lý nước thải đô thị.

Tuy độc lập về chức năng nhưng cả hai hệ thống này cần hoạt động đồng bộ. Nếu hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt đạt hiệu quả. Nhưng hệ thống xử lý nước thải lại không đạt yêu cầu. Nước sẽ gây ô nhiễm khi được thải trở lại môi trường. Trong trường hợp ngược lại. Nếu hệ thống xử lý nước thải được thiết kế hoàn chỉnh. Tuy nhiên hệ thống thoát nước không đảm bảo việc thu gom vận chuyển nước thải sinh hoạt thì nước thải cũng sẽ phát thải ra môi trường mà chưa qua xử lý. 

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư

Với mong muốn môi trường sống ngày càng được cải thiện. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt để phù hợp với sự phát triển tất yếu của xã hội. Đồng thời cải thiện nguồn tài nguyên nước đang bị thoái hóa và ô nhiễm nặng nề. Chúng tôi sẽ cùng với Quý khách hàng góp phần cho việc quản lý nước thải sinh hoạt khu dân cư ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và môi trường ngày càng sạch đẹp hơn.

Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước thải. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Ngoài ra, lượng nước thải ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt.

 
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư

Đặc điểm của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại

Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.

Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã, dầu mỡ từ nhà bếp, các chất tẩy rửa, các chất hoạt động bề mặt từ các phòng tắm, nước rửa vệ sinh sàn nhà.
 
 
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt dạng bể ngầm
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt dạng bể ngầm
 

Bể SBR (Aerotank theo mẻ) xử lý nước thải sinh hoạt

SBR là một dạng của bể Aerotank, phát triển trên cơ sở xử lí bùn hoạt tính, vận hành theo từng mẻ liên tục và kiểm soát được theo thời gian, là một công trình xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính, trong đó tuần tự diễn ra các quá trình thổi khí, lắng bùn và gạn nước thải. Do hoạt động gián đoạn nên số ngăn tối thiểu của bể là 2.

Chia làm 5 pha (làm đầy – phản ứng, thổi khí – lắng – rút nước – chờ) và được sục khí bằng máy nén khí. Máy sục khí dạng jet hoặc thiết bị khuấy trộn cơ học. Chu kì hoạt động của ngăn bể được điều khiển bằng rơ le thời gian. Trong bể có bố trí hệ thống vớt váng, thiết bị đo mức bùn. SBR có thể thực hiện các quá trình khử carbon, nitrat hóa, khử nitrat và khử phosphor sinh hóa do có thể điều chỉnh được quá trình hiếu khí, thiếu khí, và kỵ khí trong bể bằng việc cung cấp oxy.Quá trình xử lý này cho hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt rất cao. BOD5 của nước thải sau xử lý thường thấp hơn 20mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng từ 3 – 25 mg/l và N-NH3 khoảng từ 0.3 – 12 mg/l.

 

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư sau khi được xử lý sơ bộ ở bể tự hoại. Sau đó sẽ được thu gom về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Một phần các cặn rác thô có kích thước lớn như: bao nylon, vải vụn, cành cây, giấy… được giữ lại song chắn rác. Nó giúp loại bỏ nhằm tránh gây hư hại hoặc tắc nghẽn bơm. Rác thu hồi được đem đi xử lý. Nước thải sinh hoạt sau khi qua song chắn tiếp tục qua ngăn tiếp nhận trước khi qua bể điều hòa.

Tại đây, bể sẽ gắn hệ thống sục khí nhằm giảm bớt sự dao động của hàm lượng các chất bẩn. Do quá trình thải ra không đều, ổn định lưu lượng và nồng độ, tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm. Do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định đồng thời giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp theo.

Nước thải tiếp tục đưa sang bể SBR. SBR là một dạng công trình xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính. Trong đó diễn ra quá trình thổi khí, lắng bùn và gạn nước thải. Bùn hoạt tính thực chất là các vi sinh vật. Vì vậy khi được trộn với nước thải với không khí có Ôxi. Chúng sẽ phân hủy các chất hữu cơ tạo thành cặn và sẽ lắng xuống ở tại bể SBR. Nước trong bể SBR được gạn ra khỏi bể bằng thiết bị thu nước bề mặt sau khi ra khỏi bể. Cuối cùng trước khi xả ra nguồn tự nhiên nước được cho vào bể khử trùng để khử trùng nước.

Xử lý nước thải sinh hoạt dạng modul

Xử lý nước thải sinh hoạt dạng modul
Xử lý nước thải sinh hoạt dạng modul

Sau khi qua bể SBR nước thải được dẫn thẳng tới bể khử trùng mà không cần phải qua bể lắng. Ta khử trùng bằng cách cho tác chất khử trùng Chlorine vào. Nước thải sau khi khử trùng đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT. Cột B sẽ được thải ra hệ thống thoát nước khu vực. Phần bùn cần xử lý được đưa vào bể chứa và nén bùn. Bùn sinh ra có độ ẩm rất cao. Nhiệm vụ của bể nén bùn là làm giảm độ ẩm của bùn. Bằng cách lắng (nén) cơ học để đạt độ ẩm thích hợp (94 – 96%) phục vụ cho việc xử lý bùn ở phía sau. 

Công nghệ này sử dụng phương pháp nén bùn trọng lực bùn được đưa vào ống phân phối bùn ở trung tâm bể. Dưới tác dụng của trọng lực, bùn sẽ lắng và kết chặt lại. Sau khi nén, bùn sẽ được tháo ra ở đáy bể. Phần nước tách bùn được đưa trở lại ngăn tiếp nhận.

Bùn từ bể nén bùn được đưa về máy ép. Sau khi ra khỏi máy ép bùn, bùn có dạng bánh và sau đó được đem đi chôn lấp. Nước từ máy ép bùn trở lại hố thu gom để được tái xử lý.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo : 0936.469.656
0936.469.656