Tiêu chuẩn nước sạch Việt Nam mà hệ thống lọc nước công nghiệp cần đạt được

Như các bạn đã biết, trên thị trường có vô vàn những thương hiệu máy lọc nước của trong và ngoài nước. Đó là chưa kể có rất nhiều công ty chuyên về lọc nước, xử lý nước, xử lý môi trường… Điểm chung của tất cả là nhằm tạo ra dòng nước sạch sinh hoạt đạt chuẩn vệ sinh.

Tuy vậy nhiều người tiêu dùng khó có thể kiểm chứng điều này có thực sự đạt chuẩn. Họ không biết căn cứ vào đâu để đánh giá nguồn nước nhà mình. Hôm nay GreenHouses Việt Nam xin giới thiệu với các bạn “Tiêu chuẩn nước sạch Việt Nam mà hệ thống lọc nước công nghiệp cần đạt được” 

Bảng tiêu chuẩn nước sạch Việt Nam

Quy chuẩn này áp dụng đối với cả người khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt và hộ gia đình tự khai thác nước để sinh hoạt.

Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính Giới hạn cho phép Giám sát
I II
1 Màu sắc(*) TCU 15 15 A
2 Mùi vị(*) Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ A
3 Độ đục(*) NTU 5 5 A
4 Clo dư mg/l 0,3-0,5 A
5 pH(*) 6,0 – 8,5 6,0 – 8,5 A
6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 3 A
7 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) mg/l 0,5 0,5 B
8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 4 A
9 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l 350 B
10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 300 A
11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 B
12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05 B
13 Coliform tổng số con/ 100ml 50 150 A
14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt con/ 100ml 0 20 A
(*) Là chỉ tiêu cảm quan.
Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức tự khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).

Cơ chế giám sát chất lượng nước sạch theo quy chuẩn Việt Nam

Giám sát định kỳ

1. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A:

a) Cơ sở cung cấp nước thực hiện xét nghiệm ít nhất 3 tháng 01 lần;

b) Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 6 tháng 01 lần, cụ thể như sau:

– Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn quản lý;

– Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

2. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B:

a) Cơ sở cung cấp nước thực hiện xét nghiệm ít nhất 6 tháng 1 lần;

b) Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất mỗi năm 1 lần, cụ thể như sau:

– Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn quản lý;

– Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Giám sát đột xuất

Việc thực hiện giám sát tiêu chuẩn nước sạch Việt Nam đột xuất và lựa chọn mức độ giám sát do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

a) Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm;

b) Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước;

c) Khi có các yêu cầu đặc biệt khác.

Các chỉ tiêu có thể được xác định bằng phương pháp thử nhanh sử dụng bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường. Các bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.

Trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước

Bảo đảm chất lượng nước và thực hiện việc giám sát theo quy định của Quy chuẩn này.

Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn nước sạch Việt Nam. Áp dụng quy chuẩn này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp nước tham gia hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo : 0936.469.656
0936.469.656